"Trồng cây chuối" luyện sức mạnh và thăng bằng.
Thế võ khiến ta liên tưởng đến cách ngủ "treo ngược cành cây" của loài dơi.
Thiếu Lâm kungfu được thực hành bởi các nhà sư trong Thiếu Lâm tự, thực
sự đã nâng tầm võ thuật lên một “cảnh giới” mới. Hầu như không có bất
cứ hạn chế gì trong những bài tập rèn luyện cơ thể
hàng ngày của các nhà sư. Các bài thực hành của họ trải dài trên khắp
các lĩnh vực: kĩ thuật tự vệ, tôi rèn sức chịu đựng cấp độ cao và luyện
thế cân bằng tuyệt hảo trên mọi địa hình.
Thay vì nâng tạ, các nhà sư rèn luyện sức mạnh với hai thùng nước lớn.
Cảnh tượng những tưởng chỉ có thể thấy trong các bộ phim võ thuật.
Ngồi thiền trên dạng địa hình không tưởng!
Là một trong những môn võ thuật cổ truyền nổi tiếng nhất của Trung
Quốc, võ Thiếu Lâm chủ yếu tập trung vào bàn tay, cánh tay, kĩ thuật đá
chân, các bài quyền được sắp xếp có hệ thống theo mức độ từ thấp đến cao
và tuân theo quy luật vận động khoa học rõ ràng.
Khả năng thăng bằng đáng nể của các võ sư Thiếu Lâm tự.
Những đòn đánh mạnh mẽ của bộ môn võ thuật này mang tính thực tế và có
tính sát thương cao, dùng để tự vệ thực sự chứ không phải biểu diễn cho
đẹp mắt. Không chỉ dừng lại ở phim ảnh, môn phái Thiếu Lâm trên thực tế
đã luôn "làm mưa làm gió" khắp các võ đài trên thế giới.
Ngồi thiền trên đỉnh núi cheo leo.
Đi ngược "trồng cây chuối" trên mái chùa.
Chặt đá bằng tay trần.
Các nguyên tắc võ thuật đều dựa trên kiến thức y học của Trung Quốc cổ đại, hoàn toàn phù hợp với sức chịu đựng và chuyển động của cơ thể người.
Để thực hiện được những động tác này, các võ sư hẳn đã phải trải qua
quá trình tôi luyện gắt gao. Nhiều nhà sư tin rằng, nỗi đau mà cơ thể có
thể chịu đựng sẽ phản ánh sức mạnh tâm hồn và ý thức của họ.
Theo Yan.vn